Hội nghị học tập, quán triệt và triển khai các Nghị quyết Trung ương 6, khóa XIII và các Chỉ thị, Quy định của Bộ chính trị
loading...
20:51 29/12/2022

Sáng ngày 29 tháng 12 năm 2022, đảng bộ xã Kỳ Phong tổ chức Hội nghị Học tập, quán triệt và triển khai các Nghị quyết Trung ương 6, khóa XIII và các Chỉ thị, Quy định của Bộ chính trị

Tham dự tại Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Phúc - Bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND xã, đồng chí Trần Hoàng Thuận -PBT Thường trực Đảng ủy, đồng chí Võ Tiến Sửu- PBT, chủ tịch UBND xã cùng cán bộ, công chức cấp xã và toàn thể đảng viên trong toàn Đảng bộ.

Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và các Chỉ thị, Quy định của Bộ chính trị. Đây là hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, đảng viên trong việc triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm của các văn kiện Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII vào thực tiễn cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Tại H ội nghị, các đảng viên đã nghe các chuyên đề "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới"; "Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới"; "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045";

Đồng chí Nguyễn Thị Phúc - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã

Đồng chí Nguyễn Thị Phúc, Bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND xã truyền đạt chuyên đề "Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới".

Nội dung chuyên đề tập trung làm rõ quan điểm của Đảng về đổi mới phương thức lãnh đạo; và những điểm cốt lõi của Nghị quyết Trung ương 6, khóa XIII "Về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới" (Nghị quyết số 28).

Điểm lại một số thông tin qua tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, đồng chí Nguyễn Thị Phúc nhấn mạnh, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị đã có nhiều đổi mới, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu trong tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng được nâng cao. Bảo đảm thực hiện đúng cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ".

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp ủy, tổ chức đảng được tăng cường, từng bước khắc phục tình trạng bao biện, làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng. Chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng lên, việc phân công, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ của Đảng vào các vị trí lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ngày càng chặt chẽ. Công tác kiểm tra, giám sát được đẩy mạnh, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng.

Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cải cách hành chính, đổi mới phong cách, lề lối làm việc của Đảng được chú trọng. Đã ban hành nhiều quy định, cơ chế để phát huy dân chủ, vai trò giám sát của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực cầm quyền, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, hiệu quả của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị và trên các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng…

Đồng chí Nguyễn Thị Phúc phân tích những hạn chế, nguyên nhân tồn tại trong quá trình thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, đồng thời làm rõ quan điểm của Đảng, mục tiêu và 6 nhóm giải pháp về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.

Đồng chí Trần Hoàng Thuận, PBT Thường trực Đảng ủy

Đồng chí Trần Hoàng Thuận, PBT Thường trực Đảng ủy, truyền đạt chuyên đề “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Trong đó, nhấn mạnh đến chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kết quả thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam giai đoạn 2011-2020; quan điểm chỉ đạo, mục tiêu tầm nhìn và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Theo đó, Nghị quyết số 29-NQ/TW về "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2030 .Nghị quyết cũng đã đưa ra tầm nhìn đến năm 2045.

Để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra, Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu bao phủ những vấn đề lớn từ đổi mới tư duy, nhận thức cho đến hoàn thiện thể chế, chính sách và giải quyết những điểm nghẽn, khắc phục những hạn chế trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian qua. Cụ thể, đổi mới tư duy, nhận thức và hành động quyết liệt, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  Ðổi mới chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhanh, bền vững. Quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu;  Phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam; xây dựng đội ngũ trí thức và doanh nhân xung kích, đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm tốt an sinh xã hội.

Đ/c Võ Tiến Sửu- PBT, Chủ tịch UBND xã

Đồng chí Võ Tiến Sửu, PBT, chủ tịch UBND xã truyền đạt chuyên đề "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới".

Chuyên đề gồm 6 phần: Công tác xây dựng Nghị quyết; Quá trình phát triển nhận thức quan điểm của Đảng về Nhà nước pháp quyền; Thực trạng quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời gian qua; Mục tiêu, quan điểm; Nhiệm vụ, giải pháp và phương pháp tổ chức thực hiện. Theo nội dung chuyên đề, Nghị quyết số 27 Trung ương 6 đã đánh giá khá toàn diện hơn 35 năm đổi mới và trên 30 năm thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; phân tích những hạn chế, bất cập và nguyên nhân . D o đó , những nội dung của Nghị quyết Trung ương 6 vừa kế thừa, đồng thời đề ra quan điểm, mục tiêu, thực hiện các giải pháp, phương hướng trọng tâm, từng bước xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Nghị quyết đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu , đó là: Ðẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Củng tại Hội nghị này đồng chí Võ Tiến Sửu, PBT, Chủ tịch UBND xã thông qua Thông báo kết luận thanh tra số 1179, ngày 31/10/2022 về việc giao đất, cho thuê đất sai thẩm quyền trên địa bàn xã và báo cáo một số nội dung về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam đoạn qua địa bàn xã Kỳ Phong.

Sau H ội nghị này, đồng chí Nguyễn Thị Phúc yêu cầu các Chi bộ cần tập trung, tiếp tục  tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết Trung ương 6 với nhiều hình thức phù hợp; giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ, thấm nhuần nội dung các N ghị quyết Hội nghị Trung ương 6./.

Tác giả: Trần Thị Hằng - Văn phòng Đảng ủy xã